image banner
Mời họp

image advertisement





Hội nghị tổng kết công tác sản xuất vụ Xuân năm 2022, triển khai phương hương, nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân năm 2023.
Lượt xem: 465
Sản xuất vụ Xuân năm 2022, việc cơ giới hóa các khâu sản xuất được quan tâm, toàn huyện có gần 430 máy làm đất, 55 máy cấy, 128 máy gặt đập liên hợp. Trong vụ xuân đã có hơn 150 ha gieo cấy bằng máy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy được trên 100 ha, 99% diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã cải thiện điều kiện sản xuất cho người nông dân. Năng suất lúa của huyện Giao Thủy đứng đầu toàn tỉnh đạt 76,6 tạ/ha. Các địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai thực hiện một số mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lợi nhuận của các mô hình này đạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng mỗi năm. Vụ Xuân năm 2023, huyện Giao Thủy đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 2,5-3%, năng suất đạt 75 tạ/ha trở lên, mỗi xã có ít nhất một cánh đồng lớn, 2-3 mô hình liên kết chuỗi giá trị, tỷ lệ gieo cấy bằng máy đạt 5-10%, xây dựng 1-2 mô hình sản xuất rau an toàn.

 

anh tin bai

Đồng chí Cao Thành Nam - TVHU, Phó Chủ tịch TT UBND huyện phát biểu tại hội nghị.

UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất vụ Xuân năm 2022, triển khai phương hương, nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Cao Thành Nam - TVHU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện.

anh tin bai

Hội nghị triển khai phương hướng, nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân năm 2023.

Sản xuất vụ Xuân năm 2022, phát triển và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp cùng với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm nên cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung phát triển, triển khai sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường. Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn chủ động tham mưu đưa ra các giải pháp điều chỉnh bổ sung kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, con nuôi kịp thời và phòng chống úng, hạn. Bên cạnh đó, việc cơ giới hóa các khâu sản xuất được quan tâm, toàn huyện có gần 430 máy làm đất, 55 máy cấy, 128 máy gặt đập liên hợp. Trong vụ Xuân đã có hơn 150 ha gieo cấy bằng máy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy được trên 100 ha, 99% diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã cải thiện điều kiện sản xuất cho người nông dân. Năng suất lúa của huyện Giao Thủy đứng đầu toàn tỉnh đạt 76,6 tạ/ha, tổng sản lượng lúa đạt gần 54 nghìn tấn, giá trị sản lượng lúa đạt khoảng 460 tỷ đồng. Diện tích cây màu vụ Xuân được nông dân duy trì và mở rộng với hơn 1700 ha, tăng trên 84 ha so với cùng kỳ năm 2021.

anh tin bai

Đồng chí Trần Quang Hưng - Trưởng Phòng NN&PTNT phát biểu tại hội nghị.

Trên địa bàn huyện, các địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai thực hiện một số mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp như mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng rau màu, cây ăn quả các loại của HTX kinh tế nông nghiệp tuần hoàn Đình Mộc tại xã Giao Tiến, Công ty TNHH Công Danh, xã Giao Hà; mô hình sản xuất giống tôm nước lợ và nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của công ty TNHH sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản Hoàng Hiệp tại Bạch Long; mô hình chế biến thủy sản khô, chả cá của Công ty TNHH MTV hải sản Hùng Vương, xã Giao Hải; mô hình sản xuất giống ngao, hàu, tôm thẻ chân trắng của cơ sở Cao Phương Trình, Trần Minh Đạt, Nguyễn Văn Quyết tại xã Giao Phong..., lợi nhuận của các mô hình này đạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng mỗi năm. Trong chăn nuôi, các hộ gia đình đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, dịch bệnh được kiềm chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 9000 tấn. Tuy nhiên, thực tế chăn nuôi trang trại và các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học; mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tiêu chuẩn VietGap và hướng hữu cơ gắn với chế biến và liên kết chuỗi giá trị, xây dựng thành các sản phẩm OCOP chưa được nhân rộng. Chất lượng chuyển đổi và hiệu quả hoạt động của một số HTX sau chuyển đổi còn hạn chế. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi, nhất là tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó đạt thấp. Tình trạng bỏ ruộng hoang đã giảm so với trước đây nhưng vẫn diễn ra.

anh tin bai

Đồng chí Lê Văn Huấn - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT đánh giá kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2022.

Vụ Xuân năm 2023, huyện Giao Thủy đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 2,5-3%, năng suất đạt 75 tạ/ha trở lên, mỗi xã có ít nhất một cánh đồng lớn, 2-3 mô hình liên kết chuỗi giá trị, tỷ lệ gieo cấy bằng máy đạt 5-10%, xây dựng 1-2 mô hình sản xuất rau an toàn. Để thực hiện được mục tiêu này, đồng chí Cao Thành Nam - TVHU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động, tích cực khắc phục khó khăn, bám sát diễn biến của thời tiết, chủ động đẩy mạnh chuyển dịch sang sản xuất nông sản, thực phẩm hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhân rộng các mô hình tích tụ ruộng đất, mô hình chuyển đổi cơ cấu để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông nghiệp, tạo điều kiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh. Đối với chăn nuôi, khuyến khích các tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng như công nghệ chuồng kín và chăn nuôi sinh thái không mùi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, coi trọng tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Hỗ trợ các HTX hoạt động hiệu quả, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của thành viên Ban Nông nghiệp xã. Trong vụ Xuân tập trung gieo cấy các giống lúa thuần ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, có năng suất, chất lượng cao và có thị trường tiêu thụ. Bố trí cơ cấu hợp lý với giống lúa lai từ 10-15% bằng giống Nhị ưu 838, TX111, CT16;, lúa thuần từ 85-90% diện tích với các giống Bắc thơm số 7, Đài thơm 8, TBR225, BC15 kháng đạo ôn, Nếp 97; mở rộng trình diễn các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh như LT2 KBL, Thiên trường 900, QL301..; tiếp tục khảo nghiệm, trình diễn, đánh giá khả năng thích ứng của giống ST24, ST25. Về thời vụ gieo cấy, sẽ chỉ đạo gieo mạ sau Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 29-31/1/2023, thời gian cấy lúa sau lập xuân từ ngày 10/2/2023, phấn đấu hoàn thành trước ngày 25/2/2023. Trước mắt các địa phương chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế sự xâm nhập của rầy làm lây lan bệnh lùn sọc đen; đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng; Công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thủy chủ động chuẩn bị các điều kiện khơi thông dòng chảy, điều tiết nước phục vụ sản xuất; tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng./.

Cao Nhung

Trung tâm VH-TT-TT Giao Thủy