image banner
Mời họp

image advertisement



Tổng kết dự án PA và triển khai mô hình thí điểm nuôi ngao quảng canh tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Lượt xem: 3592
Từ năm 2015 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và chính thức khởi động với cơ chế đồng quản lý nhằm tạo thuận lợi cho người dân gắn bó với nghề nuôi ngao theo hướng bền vững tại Vườn quốc gia Xuân Thủy với diện tích hơn 1100 ha. Dự hội nghị có đại diện Bộ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đ/c Trần Văn Nhận- TVHU, PCT TT UBND huyện Giao Thủy
       
     Đ/c Nguyễn Viết Cách - GĐ VQG Xuân Thủy trình bày đề án tại hội nghị
                                                                (Ảnh: Hải Yến)

     
Theo số liệu thống kê năm 2014 cho thấy riêng tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy đang có gần 3000 vây nuôi ngao quảng canh với tổng diện tích hơn 1100 ha, ước tính có khoảng gần 240 chủ vây đại diện cho 400 - 500 nhà đầu tư đang nuôi ngao tại khu vực này. Năm 2013 sản lượng nuôi ngao tại khu vực này đạt từ 10.000 đến 12.000 tấn, năng suất khoảng 15 - 20 tấn /ha. Việc nuôi ngao đã đem lại mức thu nhập hàng năm ước tính từ 150 - 200 tỷ đồng/năm cho người dân trong khu vực. Hàng năm người nuôi ngao tại phân khu phục hồi sinh thái vủa VQG Xuân Thủy nộp phí cho chính quyền địa phương trung bình từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ha/năm, tổng số tiền thu được từ 2 - 3 tỷ đồng/năm tùy vào tình hình giá cả và sản lượng thu hoạch ngao. Tuy nhiên do việc quản lý địa giới hành chính của 5  xã vùng đệm đối với khu vực Cồn Lu và người dân tự phát nuôi ngao quảng canh tại đây đã tồn tại từ trước khi thành lập VQG Xuân Thủy, do vậy trong hơn 10 năm qua kể từ khi thành lập tới nay VQG Xuân Thủy chưa có đủ năng lực để quản lý và tăng nguồn thu tài chính cho việc sử dụng khôn khéo khu vực này bảo đảm mục tiêu bảo tồn thiên nhiên mà chính phủ đã giao cho VQG Xuân Thủy. Chính vì vậy việc lập lại trật tự trong việc quản lý nuôi ngao quảng canh tại phân khu vực phục hồi sinh thái Cồn Lu tăng nguồn thu cho Vườn từ lâu đã trở thành một vấn đề ưu tiên nhằm sử dụng khôn khéo đất ngập nước để bảo tồn thiên nhiên tại đây. Tuy vậy do những khó khăn về cơ chế quản lý nên công tác này còn gặp nhiều bất cập. Sau khi có quyết định số 126/ TTg của Thủ Tướng Chính phủ, VQG Xuân Thủy đã cụ thể hóa ý tưởng chia sẻ lợi ích thông qua cơ chế đồng quản lý tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện mô hình. Trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và phê duyệt, hội thảo tham vấn cấp tỉnh, cấp huyện đề án đã được chính thức khởi động từ năm 2015 và đến nay đã có những quy định chặt chẽ trong việc quản lý, thiết lập hành lang pháp lý và mức thu thuế theo quy định. Theo đó mức thu đã được thông qua đó là 1 triệu đồng/ ha/năm trong năm 2015 và các năm sau sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Tại hội nghị đại diện nhà tài trợ UNDP, Đ/c Trần Văn Nhận - TVHU,PCT TT UBND huyện đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cấp các ngành và ban quản lý VQG Xuân Thủy góp phần quan trọng sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Đối với người dân trực tiếp tham gia đề án nuôi ngao cũng rất phấn khởi khi từ năm 2015 chính thức có cơ chế đồng quản lý tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm sản xuất ./.

Hải Yến
Đài Phát thanh Giao Thủy