Hội thảo nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm OCOP tỉnh Nam Định.
Lượt xem: 65
Đến nay tỉnh Nam Định có 251 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 39 sản phẩm 4 sao, 212 sản phẩm 3 sao và 4 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Đặc biệt có 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao là Nghêu thịt hộp lenger và gạo sạch Toản Xuân. 231 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, 13 sản phẩm đồ uống, 4 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc ngành du lịch nông thôn. Huyện Giao Thủy hiện có 58 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó 6 sản phẩm 4 sao, 52 sản phẩm 3 sao. Năm 2022 huyện triển khai, hướng dẫn các cơ sở đăng ký 33 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP.
Học viện Nông nghiệp Việt
Nam phối hợp với UBND huyện tổ chức hội thảo nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm OCOP tỉnh Nam Định. Tới dự về phía Học viện Nông
nghiệp Việt Nam có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Dương Nga - Chủ nhiệm đề tài.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ. Nguyễn Tuấn Sơn - Thư ký đề tài. Đồng chí Nguyễn Văn Hữu
- Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh, đồng chí Cao Thành Nam - Phó Chủ tịch
Thường trực UBND huyện.
Đồng chí Cao Thành Nam - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện báo cáo kết quả triển khai chương trình OCOP huyện Giao Thủy
Sau
3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay tỉnh
Nam Định có 251 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 39 sản phẩm 4 sao, 212
sản phẩm 3 sao và 4 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Đặc biệt có 2 sản phẩm
tiềm năng 5 sao là Nghêu thịt hộp lenger và gạo sạch Toản Xuân. 231 sản phẩm
thuộc ngành thực phẩm, 13 sản phẩm đồ uống, 4 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 3 sản
phẩm thuộc ngành du lịch nông thôn. Huyện Giao Thủy hiện có 58 sản phẩm đạt
tiêu chuẩn OCOP, trong đó 6 sản phẩm 4 sao, 52 sản phẩm 3 sao. Năm 2022 huyện Giao Thủy triển khai, hướng dẫn các cơ sở đăng ký 33 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng
OCOP.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Nguyễn Thị Dương Nga - Chủ nhiệm đề tài đánh giá thực trạng sản phẩm OCOP tỉnh Nam Định
Để thúc
đẩy thương mại hóa sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, huyện
Giao Thủy nói riêng, tại hội thảo Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Nguyễn Thị Dương
Nga - Chủ nhiệm đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm
thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP ở tỉnh Nam Định” đánh giá thực
trạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, trong đó doanh nghiệp đang dẫn đầu về số
lượng sản phẩm OCOP xếp hạng 4 sao, số lượng sản phẩm OCOP 3 sao tăng mạnh
trong giai đoạn 2020 - 2021, đặc biệt nhóm hộ, cơ sở sản xuất. Nhóm thực phẩm dẫn
đầu về số lượng sản phẩm OCOP được xếp hạng, tiếp theo là nhóm sản phẩm đồ uống
và thảo dược. Phản ánh đặc trưng của sản phẩm OCOP chủ yếu là sản phẩm truyền
thống của địa phương, sản xuất quy mô nhỏ và phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên.
71% doanh nghiệp đi giới thiệu sản phẩm tới các đại lý, nhà phân phối ngoại tỉnh,
đối với các hợp tác xã địa điểm ngoại tỉnh thông qua hội chợ, triển lãm. Tuy
nhiên, trong quá trình giới thiệu sản phẩm các cơ sở gặp một số khó khăn như
người tiêu dùng chưa hiểu biết về chương trình OCOP, nhiều người dân chưa biết
sản phẩm OCOP là gì, có gì khác biệt với sản phẩm thông thường. Do vậy chính
quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của người
tiêu dùng. Lựa chọn những nghề có sản phẩm đặc trưng nhất để tập trung nguồn lực
đầu tư, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác. Tăng
cường xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh về làng nghề, sản phẩm.

Đồng chí Nguyễn Văn Hữu - Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh phát biểu
Thời gian qua tỉnh Nam
Định đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá sản
phẩm, hỗ trợ xây dựng nâng cấp 9 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP, tổ
chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Xây dựng và đưa vào
vận hành Website chương trình OCOP của tỉnh, phát hành sổ tay, cẩm nang. Tuy
nhiên để giữ vững tiêu chuẩn các sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Đồng chí Nguyễn Văn Hữu - Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh đề nghị để triển
khai chương trình OCOP cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các
ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt vai trò lãnh đạo của các xã, thị trấn trong
việc tuyên truyền các sản phẩm. Có phương án khuyến khích sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên Website, tổ
chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh với các điểm bán hàng OCOP
trên cả nước. Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP từ
các sản phẩm làng nghề. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm, thúc đẩy phát triển thương mại
điện tử cho sản phẩm OCOP./.
Trần Lý
Trung tâm VH-TT-TT Giao Thủy