image banner
Mời họp
anh tin bai

 


Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai và thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Lượt xem: 178
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW”. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và thực hiện kế hoạch Nghị quyết. Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu nhưng có liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện, cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và cùng thống nhất mục tiêu: xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

 

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

 Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

của Bộ Chính trị tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội

(Nguồn ảnh: Internet) 

Sáng ngày 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Hội nghị được triển khai theo hình thức trực tiếp và trực tuyến từ Hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội đến các điểm cầu cơ sở trên cả nước với 1,5 triệu đại biểu dự.

anh tin bai
anh tin bai

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

của Bộ Chính trị tại điểm cầu huyện Giao Thủy

Tại điểm cầu huyện Giao Thủy có đồng chí Cao Thành Nam - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Tô Xuân Hiển - TVHU, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, các đồng chí Ủy viên BTVHU, BCH Đảng bộ huyện, nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

 (Nguồn ảnh: Internet)

Trước khi Hội nghị khai mạc, tại điểm cầu chính Nhà Quốc hội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham quan triển lãm "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân". Tại mỗi gian hàng, đồng chí Tổng Bí thư đều dành thời gian động viên, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, thể hiện trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

anh tin bai

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW”

(Nguồn ảnh: Internet)

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW”. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng, thể hiện rõ qua Nghị quyết của các kỳ Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển về kinh tế tư nhân. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm, định hướng của Đảng, tạo khung pháp lý thống nhất, thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, bảo đảm quyền tự do kinh doanh bình đẳng. Điều đó được thể hiện rõ qua những kết quả và đóng góp của kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, khẳng định vị thế của kinh tế tư nhân. Đó là kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; là kênh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Mặc dù còn có những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhưng con số số lượng doanh nghiệp thành lập, tăng mạnh, gấp 40 lần sau 15 triển khai thực hiện, tốc độ tăng trưởng tăng nhanh; tạo sinh kế và tái cấu trúc, nhất là ở những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Chính vì vậy, Nghị quyết 68-NQ/TW xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Nghị quyết 68-NQ/TW đưa ra 5 mục tiêu về phát triển kinh tế tư nhân; 8 nhóm nhiệm, giải pháp thể hiện tinh thần đổi mới, đột phá, cải cách mạnh mẽ đảm bảo bám sát 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và trong tổng thể “bộ tứ chiến lược” gồm Nghị quyết 57-NQ/TW; Nghị quyết 59-NQ/TW; Nghị quyết 66, Nghị quyết 68-NQ/TW.

Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm. Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

anh tin bai

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày nội dung Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và thực hiện kế hoạch Nghị quyết

 (Nguồn ảnh: Internet)

Về chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và thực hiện kế hoạch Nghị quyết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày, nêu rõ mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Việc ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.

Những nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 66-NQ/TW của Bộ Chính trị, bao gồm quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, Nghị quyết 66-NQ/TW chỉ rõ, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới thì công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải quán triệt sâu sắc 5 quan điểm chỉ đạo.

Trong 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết xác định trong thời gian tới,một điểm nhấn quan trọng là đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật. Luật pháp được xác định là lợi thế cạnh tranh của đất nước, do đó Nghị quyết yêu cầu dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - thay vào đó phải khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển.

anh tin bai

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

 (Nguồn ảnh: Internet)

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, những đổi mới, cải cách đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai của dân tộc. Những đổi mới, cải cách tập trung vào bốn đột phá là: Nghị quyết số 57 của Bộ chính trị về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Nghị quyết số 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, Nghị quyết số 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật. Bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị nêu trên là “Bộ tứ trụ cột” giúp Việt Nam cất cánh.

Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu nhưng có liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện, cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và cùng thống nhất mục tiêu: xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Tổng Bí thư đề nghị toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quán triệt rõ tinh thần: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” trong thời kỳ mới, không chỉ góp phần làm giàu cho bản thân mà còn thực hiện sứ mệnh cao cả, đó là dựng xây đất nước hùng cường và thịnh vượng. Tạo đột phá thực sự về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây nền tảng phát triển và lực đẩy chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới. Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng. Trong đó, phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm giải trình, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, triệt tiêu các lợi ích cục bộ và đặc quyền nhóm. Hội nhập quốc tế của đất nước là động lực chiến lược để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới. Đồng thời, lưu ý, điểm đột phá chung của cả bốn nghị quyết là tư duy phát triển mới: từ “quản lý” sang “phục vụ”, từ “bảo hộ” sang “cạnh tranh sáng tạo”, từ “hội nhập bị động” sang “hội nhập chủ động”, từ “cải cách phân tán” sang “đột phá toàn diện, đồng bộ và sâu sắc”. Đây là bước chuyển tư duy căn bản, kế thừa thành tựu đổi mới 40 năm qua và phù hợp với xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên số.

Tổng Bí thư quán triệt, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước, quyết tâm đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, kiên trì và sáng tạo vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu vào năm 2045./.

Cao Nhung 

Trung tâm VH-TT&TT Giao Thủy