image banner
Mời họp

image advertisement





Xét xử án theo hình thức trực tuyến tại Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy
Lượt xem: 413
anh tin bai

Hội đồng xét xử án hình sự về ma túy theo hình thức trực tuyến

       Thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khóa 15; Thông tư liên tịch số 05/2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ quốc Phòng và Bộ Tư pháp; Công văn số 58 ngày 10/8/2022 của Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 176/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định về việc: Tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến năm 2022. Ngày 25/8/2022, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Giao Thủy đã tổ chức xét xử 04 phiên tòa Hình sự bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu trung tâm Phòng xử án Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy và tại điểm cầu thành phần Công an huyện Giao Thủy.

      Các bị cáo đưa ra xét xử gồm: Phùng Văn Bắc, sinh năm 1985, nơi cư trú: Xóm Sơn Hà, xã Giao Hà; Trần Văn Toản, sinh năm 1967, nơi cư trú: Xóm 3, xã Giao Thiện; Phan Văn Phúc, sinh năm 1976, nơi cư trú: Xóm Thiện Xuân, xã Giao An; Phạm Văn Học, sinh năm 1974, nơi cư trú: Xóm Thanh Phú, xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

anh tin bai

Xét xử án theo hình thức trực tuyến là điểm mới trong công tác tố tụng năm 2022

       Các bị cáo đều bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy truy tố về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự.

      Với sự hỗ trợ của TAND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng trong công tác chuẩn bị, sự phối hợp thống nhất của Viện kiểm sát, Công an huyện, các phiên tòa đều đã diễn ra thành công…. Hội đồng xét xử tại các phiên tòa đã tuyên phạt: Bị cáo Phùng Văn Bắc và Trần Văn Toản mỗi bị cáo 01 năm 06 tháng tù; các bị cáo Phan Văn Phúc và Phạm Văn Học mỗi bị cáo 02 năm tù.

anh tin bai

Điểm cầu xét xử án hình sự tại trụ sở Công an huyện Giao Thủy

       Là đơn vị Tòa án cấp huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc xét xử trực tuyến. Việc xét xử trực tuyến nhằm hỗ trợ hoặc thay thế xét xử trực tiếp tại Tòa án, giúp nâng cao chất lượng xét xử; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Tòa án, mở rộng cơ hội tổ chức xét xử ở mọi nơi, mọi lúc. Xét xử trực tuyến phải bảo đảm nguyên tắc đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó; bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật xét xử trực tuyến và đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu tổ chức xét xử trực tuyến; tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ... theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, giúp cho Tòa án đảm bảo được an ninh trật tự, an toàn cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; đảm bảo được việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ vụ án khi không phải di chuyển nhiều và giảm thiểu các chi phí, thời gian đi lại, là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, yêu cải cách tư pháp.

                                                 Phạm Thái Thưởng

                                                  Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy