image banner
Mời họp

image advertisement





Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh tại xã Giao Xuân.
Lượt xem: 433
        Mô hình được triển khai thực hiện tại hộ bà Ngô Thị Tươi xóm Xuân Tiên xã Giao Xuân với đồng đàn lợn 25 con, bắt đầu nuôi từ 05/8/2022. Sau thời gian 3 tháng nuôi, lợn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng cần đều qua các tháng, đặc biệt không mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó thức ăn giảm, chi phí khác giảm, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay lợn đạt trọng lượng 70 kg/con, dự kiến xuất chuồng trong vài ngày tới 

         Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Giao Thủy triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn dịch bệnh với quy mô 1 gia trại tại xã Giao Xuân.

anh tin bai

Mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh tại hộ bà Ngô Thị Tươi xóm Xuân Tiên xã Giao Xuân

          Mô hình được triển khai thực hiện tại hộ bà Ngô Thị Tươi xóm Xuân Tiên xã Giao Xuân với đồng đàn lợn 25 con, bắt đầu nuôi từ 05/8/2022. Để con nuôi phát triển tốt, chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi. Chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác, ngăn chặn côn trùng, vật chủ trung gian khác truyền bệnh như chuột, chim, ruồi, muỗi...Tại lối ra vào chuồng nuôi bố trí hố khử trùng, có ô chuồng nuôi cách ly lợn mới nhập hoặc nuôi lợn không may bị bệnh. Có khu vực thu gom và xử lý chất thải, đường thoát nước từ khu vực chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Đối với con giống mới nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Lợn nhập từ ngoài tỉnh về phải có giấy kiểm dịch, trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới. Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn. Chăm sóc, nuôi dưỡng áp dụng phương thức quản lý “cùng vào, cùng ra” theo thứ tự ưu tiên dãy chuồng, ô chuồng. Đàn lợn định kỳ tiêm vắc xin phòng bệnh, trong đó lợn 2-3 ngày tuổi tiêm sắt lần 1, vắc xin phòng bệnh E.coli, 12-13 ngày tuổi tiêm sắt lần 2, lợn 20 ngày tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh, bệnh suyễn, dịch tả. 60 ngày tuổi tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng. Cùng với đó, định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần. Khi không có dịch bệnh phun sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh. Trong quá trình triển khai mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ tư vấn về quy trình chăm sóc, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ vắc xin dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, phó thương hàn, chất sát trùng.

anh tin bai

Đàn lợn phát triển nhanh, trọng lượng đạt 70 kg/con sau 3 tháng nuôi

Sau thời gian 3 tháng nuôi, lợn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng cần đều qua các tháng, đặc biệt không mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó thức ăn giảm, chi phí khác giảm, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay lợn đạt trọng lượng 70 kg/con, dự kiến xuất chuồng trong vài ngày tới với giá thị trường hiện nay 52-54 ngàn đồng/kg lợn hơi, trung bình môi con lợn nuôi lãi 400-600 ngàn đồng.  Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh hộ bà bà Ngô Thị Tươi xóm Xuân Tiên xã Giao Xuân, tới đây Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi, mở rộng trang trại, gia trại chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân./.

Trần Lý

Trung tâm VH-TT-TT Giao Thủy