Trong thời gian gần đây chúng ta nghe đến khái niệm “Chuyển đổi số” được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đối số là gì có tầm quan trọng như thế nào?
Trong thời gian gần đây chúng ta nghe đến khái niệm
“Chuyển đổi số” được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đối số là gì có tầm quan
trọng như thế nào?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn
diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa
trên các công nghệ số.
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến
nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt
đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được
hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang
doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data),
Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức
điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp
mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội
như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học..
“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị
nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này,
có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống
thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy
sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog
sang phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các
dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến
đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một
phần của quá trình “Chuyển đổi số”.
Vậy
chuyển đổi số có vai trò quan trọng như thế nào?
Theo kết quả của rất nhiều nghiên cứu đều chỉ ra được
rất nhiều lợi ích của chuyển đổi số mang lại
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối
với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách
hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính
xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm
việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh
tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Tận dụng các nền tảng công nghệ
sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích
cuối cùng của chuyển đổi số.
Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi
số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với
nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm
người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ,
thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh
đó chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng xuất lao động.
Tại
Việt Nam chuyển đổi số đang được diễn ra như thế nào?
Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của
những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng
chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau
khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt
động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong
việc áp dụng chuyển đổi số.
Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là
khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ
chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á. Các doanh nghiệp
tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc đua chuyển đổi
số
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo
ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực
nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản
với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống.
Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công
nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện
nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay
đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận
công nghệ cao nhanh chóng, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn
trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt
Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.