image banner
Mời họp

image advertisement



CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Lượt xem: 181
Để có thể để ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa, Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp. Vậy chuyển đổi số nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp chuyển đổi số giúp đẩy mạnh sự phát triển cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới? 

    Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển khá mạnh (đứng thứ 15 thế giới, thứ hai khu vực Đông Nam Á). Tuy nhiên, để có thể để ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa, Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp. Vậy chuyển đổi số nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp chuyển đổi số giúp đẩy mạnh sự phát triển cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới?

    Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

anh tin bai

    Những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho ngành nông nghiệp

    Giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu

    Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.

    Ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời

    Giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng

    Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau. Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử. Tiêu biểu là tỉnh Bắc Giang, nhờ sự kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử thì đến ngày 28/6/2021, vải thiều bán tại thị trường trong nước đạt hơn 131.117 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Lượng vải xuất khẩu đạt 72.908 tấn, xấp xỉ 36%.

    Nâng cao năng suất lao động

Một vài vùng nông thôn hiện đã áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa. Thực tế, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thí điểm công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân

    Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp

    Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,….

    Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nổi bật, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như:

    - Trình độ cơ giới hóa còn thấp

    - Các công nghệ hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng;

    - Diện tích canh tác nhỏ; dự báo sản lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu bằng kinh nghiệm

    - Các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế

    - Nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân chưa cao

    - Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư chuyên sâu nhưng vẫn còn chưa theo kịp thực tiễn yêu cầu sản xuất; các tiêu chí về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh cùng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất cho từng đối tượng vật nuôi, cây trồng chưa được ban hành. Ngoài ra, nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn hạn chế.

    Quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Đại dịch Covid-19 là cú hích mạnh đối với hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, thị trường nông sản diễn ra rất nhanh trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm của vùng sản xuất địa lý. Ví dụ như miền Bắc, quy mô nhỏ, lẻ, manh mún rất khó để tổ chức sản xuất quy mô công nghiệp. Tỷ lệ già hóa lao động nông nghiệp rất nhanh do người trẻ thường ưu tiên đi làm ở thành phố, khu công nghiệp… Do đó, hiện vẫn thiếu những chính sách đủ hấp dẫn để lao động trẻ quay về với nông nghiệp. Nếu người trẻ xa rời nông nghiệp thì rất khó để đạt mục tiêu chuyển đổi số đã đặt ra.

    Thực tế công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương quan tâm triển khai. Tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, xác định nông nghiệp là một trong những ngành được lựa chọn triển khai chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó đã triển khai được một số nội dung. Cụ thể như về truy xuất nguồn gốc, theo đó UBND huyện chỉ đạo phòng NN và PTNN phối hợp với các ban ngành tiến hành gắn mã QR truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm OCCOP. Với mục tiêu là đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương lên các sàn thương mại điện tử.

    Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu khác nhau trong chế biến thủy sản. Từ công đoạn phân loại, đóng gói, đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt rồi dán nhãn… tất cả đều được ứng dụng chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Từ đó, giúp giảm được đáng kể chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản được tốt nhất.

                                                                      Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Giao Thủy./.